
Cọc khoan nhồi là phương pháp thi công có phạm vi ứng dụng rộng rãi, nhất là những công trình cao tầng hay cầu cảng với khả năng chịu tải vượt trội. Tuy nhiên, đối với nhiều người đây vẫn còn là một thuật ngữ khá mơ hồ và xa lạ. Để hiểu hơn về cọc khoan nhồi cùng với các biện pháp thi công hiệu quả, Trà Vinh GC đã tổng hợp một số thông tin dưới đây, bạn cùng theo dõi nhé!
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là một loại cọc được đổ trực tiếp tại chỗ bằng cách tạo các lỗ khoan trên nền đất. Để tạo ra lỗ khoan đơn vị thi công có thể làm thủ công hoặc dùng phương pháp khoan hiện đại. Đường kính phổ biến của cọc khoan dao động từ 60 – 300mm và được phân thành 2 loại: Gọi là cọc nhỏ nếu có đường kính < 76cm và gọi là cọc lớn nếu có đường kính > 76cm. Đường kính và độ sâu của cọc thường dựa vào 2 yếu tố: Quy mô công trình và địa chất của nền thi công.
Hiện nay, có một số tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi mà các nhà thầu nên tìm hiểu kỹ. Ví dụ như TCVN 9395-2012.Hiện nay, có một số tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi mà các nhà thầu nên tìm hiểu kỹ. Ví dụ như TCVN 9395-2012 (tiêu chuẩn được áp dụng cho cọc khoan làm từ bê tông cốt thép với đường kính ≥ 60cm và không bao gồm công trình có điều kiện địa chất đặc biệt như vùng hang cácxtơ các tơ và mái đá nghiêng.
Cấu tạo của cọc khoan nhồi bao gồm: Cốt thép dọc, cốt thép đai, thép đai tăng cường, con kê bảo vệ cốt thép và ống thăm dò. Loại cọc này được ứng dụng rộng rãi cho các công trình cầu, cảng, khu dân cư, nhà ở hay công trình công nghiệp bởi nó hội tụ nhiều ưu điểm như sau:
- Khả năng chịu tải tốt hơn từ 1 – 2 lần so với các loại cọc khác.
- Rút ngắn khâu đúc cọc, đóng khuôn giúp tối ưu chi phí và thời gian.
- Khả năng thi công tại nhiều khu vực địa hình phức tạp và các loại địa chất khác nhau.
- Có thể thi công tại khu vực đông dân cư và hay những khu vực nhỏ hẹp vì có những máy móc nhỏ gọn hỗ trợ.
- Không gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các khu vực lân cận.
- Mức độ an toàn cao, không làm ảnh hưởng tới những công trình xung quanh.

Biện pháp thi công cọc khoan nhồi
Công tác chuẩn bị
Ở bước này, đơn vị thi công cần khảo sát địa chất, thủy văn của nền đất xây dựng công trình và tiến hành các thí nghiệm để làm rõ đặc trưng cơ lý của các lớp đất. Đồng thời, người phụ trách sẽ xác định vị trí của các trục cũng như tim cọc dựa trên bản thiết kế. Việc cuối cùng sẽ là đưa ra phương án xử lý phù hợp cho từng trường hợp như sau:
- Loại bỏ chất thải và các chướng ngại vật ra khỏi công trường
- Chuẩn bị nguyên vật liệu thi công tương ứng với từng giai đoạn
- Đảm bảo đầy đủ nguồn nhân lực, vật lực phục vụ cho công việc
- Phủ lấp, san phẳng mặt bằng thi công

Hạ ống vách và khoan lỗ
Mục đích của việc rung hạ ống vách là để xác định đúng hướng cho mũi khoan và giữ ổn định cho bề mặt phần hố khoan, tránh trường hợp đất đá rơi xuống hoặc sập hố. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị và lắp máy rung vào phần ống vách rồi rung hạ ống vách, đảm bảo mức độ sai số không quá 30mm. Tiếp theo đó, kiểm tra độ thẳng đứng của ống vách bằng cách dùng thước nivo. Đối với việc khoan lỗ để làm cọc khoan nhồi người kỹ sư sẽ thay đổi tốc độ từ chậm cho tới nhanh dần và nâng lên hạ xuống từ 1 – 2 lần.
Lắp đặt và dựng cốt thép
Việc lắp dựng sẽ dựa trên bản thiết kế, bạn có thể tiến hành độc lập hoặc đồng thời với các công đoạn khác. Với những cọc quá dài, người thi công nên nối lại bằng bulong để tránh việc lồng thép bị rơi ra trong quá trình lắp đặt. Bên cạnh đó, phần lồng thép có thể linh hoạt xử lý trước rồi mới vận chuyển đến công trường.

Vệ sinh đáy hố khoan
Những mùn khoan hoặc phôi khoan còn lại trong dung dịch sau khi khoan hố nên được xử lý sạch sẽ theo 2 bước: Loại bỏ lắng cặn có kích thước lớn và loại bỏ lắng cặn có kích thước nhỏ. Đặc biệt, sau khi hoàn tất phần vệ sinh hố khoan, người thi công phải đổ bê tông vào ngay.
Đổ bê tông vào cọc khoan nhồi
Đây là quá trình đổ bê tông vào phần lỗ đã khoan sẵn trong đất để tạo ra các cọc khoan. Theo đó, bạn cần tránh cho phần bê tông tiếp xúc với nước, dung dịch khoan và loại bỏ khoảng chân không. Loại bê tông được sử dụng phổ biến là 250 và không bị lẫn các tạp chất.
Lấp đầu cọc và rút ống vách
Người phụ trách tháo hết giá đỡ của ống vách, cắt bỏ thanh thép được treo ở lồng cốt thép và dùng đá có kích thước 1*2, 4*6 để lấp đầu cọc và san phẳng phần nền đất. Ở bước này, đòi hỏi người phụ trách phải vững tay nghề để có thể vận hành máy móc đạt hiệu quả cao nhất.
Kiểm tra và nghiệm thu
Bước này vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn phát hiện các sai sót và tránh được những sự cố về sau. Khi hạng mục đã đạt yêu cầu so với bản thiết kế thì việc nghiệm thu phần ép cọc hoàn tất và có thể triển khai các bước tiếp theo.
Tổng kết
Vừa rồi là một số thông tin về cọc khoan nhồi, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức xây dựng hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn của Công ty Xây dựng Trà Vinh GC để được hỗ trợ thêm nhé!