Dầm bê tông cốt thép được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng bởi những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của loại cấu kiện này. Tham khảo ngay bài viết của Trà Vinh GC để biết thêm chi tiết!
Dầm bê tông cốt thép là gì?
Dầm bê tông cốt thép là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi mới bắt đầu tìm hiểu về xây dựng. Dầm bê tông cốt thép là một loại cấu kiện được tạo thành bởi 2 yếu tố chính là bê tông và thép. Trong đó, phần bê tông cung cấp cho dầm cường độ nén, khả năng chịu trọng lực, còn các thanh thép cung cấp cường độ kéo.
Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện khả năng chịu uốn và chịu nén. Tuy nhiên, khả năng chịu uốn tốt hơn nhờ phần lõi thép cung cấp cường độ kéo, có thể chịu được lực kéo lên dầm. Vì vậy, dầm bê tông cốt thép thường được sử dụng trong việc hỗ trợ trọng lực của mái nhà, sàn nhà của các công trình.
Cấu tạo của dầm bê tông cốt thép
Để dầm bê tông đạt được chất lượng tốt nhất, phần kết cấu đóng vai trò rất quan trọng. Cùng Trà Vinh GC tìm hiểu cấu tạo dầm bê tông cốt thép là gì?
Về cơ bản, dầm bê tông cốt thép được cấu thành bởi phần đúc bên ngoài là bê tông và phần lõi là thép. Phần bê tông là hỗn hợp gồm 3 thành phần chính là xi măng, cát, đá được trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định. Phần cốt thép có thành phần chính sắt, cacbon và một số nguyên tố hóa học khác. Cốt thép của dầm bê tông gồm có: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên.
Cốt dọc chịu lực thường được sử dụng là nhóm AII, AIII hoặc nhóm CII, có đường kính từ 12 – 40mm. Cốt đai dùng để chịu lực ngang, thường được sử dụng là nhóm CI hoặc AI, đường kính tối thiểu là 4mm.
Tiêu chuẩn kích thước của kết cấu dầm bê tông cốt thép trong xây dựng như sau:
- Ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;
- Ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm.
- Ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm;
- Ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm.
Trong đó, Ao là thông số được tính từ độ dài mép ngoài bê tông đến mép cốt thép, Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai và Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc. Các lớp bảo vệ này có tác dụng bảo vệ phần cốt thép không bị rỉ sét.
Các loại dầm bê tông cốt thép
Tùy vào các yếu tố trong kỹ thuật xây dựng như thiết kế, khả năng chịu tải, nhịp,… mà các chuyên gia xây dựng sẽ lựa chọn loại dầm bê tông cốt thép phù hợp để lắp đặt cho công trình. Một số loại dầm bê tông cốt thép phổ biến:
- Dầm bê tông cốt thép hình chữ nhật: Đây là loại dầm được sử dụng phổ biến nhất, có mặt cắt ngang hình chữ nhật đơn giản, dễ sản xuất, lắp đặt và được thiết kế để chịu nhiều tải trọng khác nhau.
- Dầm đỡ đơn giản: loại dầm này có khả năng chịu được lực uốn ở cả hai đầu, thường được ứng dụng trong các tòa nhà dân cư và thương mại, nơi các nhịp tương đối ngắn.
- Dầm chữ T: loại dầm có tiết diện hình chữ T, được sử dụng khi nhịp quá dài. Mặt bích trên cùng của dầm T hỗ trợ bổ sung cho tấm hoặc sàn được đặt trên dầm.
- Dầm chữ L: loại dầm này có tiết diện hình chữ L và thường được sử dụng cho các góc xây dựng, buộc dầm bê tông phải phải đổi hướng.
- Dầm chữ T ngược: loại dầm này có mặt cắt ngang hình chữ T lộn ngược, với mặt bích rộng hơn ở phía dưới, thường được sử dụng trong xây dựng cầu.
- Dầm liên tục: loại dầm này được đỡ trên ba giá đỡ trở lên và được thiết kế để chịu được tải trọng lớn hơn và nhịp dài hơn, thường được sử dụng trong các tòa nhà thương mại và công nghiệp, xây dựng cầu.
Ứng dụng dầm bê tông cốt thép trong xây dựng
Nhờ những ưu điểm về tính chịu lực, bền bỉ và linh hoạt, dầm bê tông cốt thép thường được ứng dụng nhiều trong xây dựng. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của dầm bê tông cốt thép trong các công trình:
- Cầu: với khả năng chịu tải trọng lớn, độ bền nổi trội, dầm bê tông cốt thép là cấu kiện không thể thiếu trong xây dựng cầu đường.
- Tòa nhà: dầm bê tông cốt thép thường được ứng dụng trong xây dựng các tòa nhà, nơi chúng hỗ trợ sàn, mái và tường được vững chắc.
- Tường chắn: nhờ tính chịu lực tốt, dầm bê tông cốt thép có thể được sử dụng để xây dựng tường chắn, dùng để giữ đất hoặc các vật liệu khác.
- Đập: dầm bê tông cốt thép có khả năng cung cấp sức mạnh và độ bền cần thiết để giúp các đập thủy điện chịu được áp lực của các khối nước lớn.
- Đường hầm: Dầm bê tông cốt thép được ứng dụng trong việc xây dựng đường hầm với vai trò hỗ trợ cho mái và tường của đường hầm chịu lực của đất đá xung quanh.
Tổng kết:
Như vậy, bài viết vừa rồi mà Trà Vinh GC chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dầm bê tông cốt thép là gì, cấu tạo và ứng dụng của loại cấu kiện này trong thực hiện công trình. Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong xây dựng, bạn hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục Góc Chia Sẻ để được những thông tin mới nhất!