
Thấm tường là vấn đề phổ biến và gây khó chịu cho gia chủ. Giờ đây các giải pháp chống thấm tường đã được cải tiến và đa dạng hơn, giúp ngôi nhà của bạn luôn khô ráo và thoải mái. Trong bài viết này, Trà Vinh GC sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về sản phẩm, phương pháp hiệu quả nhất để giúp giải quyết triệt để hiện tượng thấm tường.
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm tường
Việc tường nhà bị thấm nước có rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tường nhà bị thấm nước:
- Xi măng có tính chất hút nước mạnh và khoảng cách giữa các hạt từ 20-40 micromet, tạo điều kiện cho nước thấm vào bên trong khi trời mưa nhiều.
- Ống thoát nước sàn giáp tường và rãnh nước trên sàn mái là nguyên nhân khiến nước và hơi ẩm thâm nhập sâu vào các vết nứt và mao mạch rỗng của tường.
- Trong trường hợp tường nhà xuống cấp, những vết nứt xuất hiện sẽ tạo điều kiện cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường, đặc biệt là trong mùa mưa.
- Việc sử dụng cốt liệu bê tông trong quá trình xây dựng không tuân thủ đúng quy chuẩn hoặc dùng không đủ lượng vữa xi măng sẽ tạo ra các lỗ rỗng. Điều này có thể khiến cho nước thấm vào tường nhanh hơn.
- Công trình không thực hiện các phương pháp ngăn thấm dột ngay từ đầu.
- Do sự co ngót nhiệt độ của lớp chống thấm, tăng nhanh quá trình lão hóa, bong tróc lớp này, tạo điều kiện nước thấm vào. Ngoài ra, sự phong hóa hoặc rêu mốc của lớp sơn ngoài cũng là một trong những nguyên nhân gây thấm.
==> Xem thêm: Chân cơ trong xây dựng là gì?

Tại sao việc chống thấm tường là cần thiết
Vì tường nhà là lớp áo tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, do đó việc chống thấm là rất quan trọng đối với công trình xây dựng. Nếu công đoạn này được thực hiện không đúng cách, có thể gây ra nhiều vấn đề như:
- Các vết bong tróc, nứt trên bề mặt bê tông là dấu hiệu cảnh báo cho sự xuống cấp của công trình, gây nguy hiểm khó lường.
- Xuất hiện vết ố vàng và rêu mốc sẽ làm giảm mỹ quan của công trình.
- Khi tường bị thấm nước sẽ tạo môi trường ẩm ướt trong nhà. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi gây ra các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, nấm da.
- Khi không có biện pháp chống thấm nước vào mùa mưa, các thiết bị điện âm tường có thể bị hỏng do ngâm nước lâu ngày. Cùng với đó là độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà cũng giảm đi đáng kể.

Các sản phẩm phổ biến được dùng để chống thấm tường
Sơn chống thấm tường nhà ngoài trời
Loại sơn này được dùng để phủ lên bề mặt ngoài cùng của công trình, đặc biệt là những nơi tiếp xúc trực tiếp với nước. Bên cạnh tác dụng chống thấm, sơn còn giúp bảo vệ tính thẩm mỹ của công trình xây dựng.

Sika chống thấm
Không thua kém gì so với sơn chống thấm, sika chống thấm cũng được rất nhiều người sử dụng bởi những tính năng đặc biệt của nó.
Sika là loại vật liệu chống thấm tường có khả năng bám dính và đàn hồi cao, giúp ngăn cản những vết nứt và tăng cường sự liên kết cho tường. Ngoài ra, Sika còn có thời gian sử dụng lâu dài và được sử dụng trên nhiều bề mặt và chất liệu khác nhau.
Keo chống thấm tường
Có thành phần nguyên liệu tương đồng với xi măng polyme cải tiến, keo chống thấm tường được sử dụng phổ biến trên các vách xông nhà, ban công và sân thượng. Không cần sử dụng bột bả, loại keo này giúp tiết kiệm chi phí và có hiệu quả chống thấm không thua kém các loại sơn chống ẩm mốc.
==> Xem thêm: Sơn nhà màu gì đẹp 2023?
7 Phương pháp chống thấm tường nhà hiệu quả
Chống thấm cho tường nhà cũ
Nếu tường nhà không được chống thấm tốt, sau một thời gian dài xây dựng sẽ xuất hiện những vết nứt và phát triển nấm mốc. Kết quả là tường sẽ không an toàn, mất mỹ quan và giảm giá trị thẩm mỹ của căn nhà. Để xử lý những bức tường cũ, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Cạo sạch lớp sơn bong tróc và vệ sinh những chỗ bị thấm.
- Tìm các kẽ hở và vết nứt bị co giãn do vật liệu xây dựng lâu ngày.
- Trám những vết hở lại bằng keo đàn hồi và bột trét tường chuyên dụng.
- Phủ sơn chống thấm.

Lưu ý làm sạch tường cũ trước khi sơn để đảm bảo chất lượng và độ bám dính của sơn. Nếu tường nhà bị thấm, cần khắc phục sớm để tránh hư hại và mất chi phí sửa chữa.
Chống thấm cho tường nhà mới xây
Nếu bạn có kế hoạch hoặc đang xây nhà mới, việc ngăn chặn thấm dột tường nhà là rất quan trọng. Điều này cần được thực hiện ngay từ giai đoạn xây dựng để tránh các vấn đề sau này. Các bước chống thấm tường nhà mới xây được thực hiện như sau:
Bước 1: Trộn phụ gia vào vữa xi măng hoặc bê tông xây dựng để giảm thiểu nguy cơ rạn nứt, tăng tính ổn định và ngăn chặn thấm nước.

Bước 2: Sử dụng chất chống thấm bề mặt ngoài trộn với xi măng và nước theo tỉ lệ 1:1:0.5. Sau đó phủ 2-3 lớp lên lớp vữa xi măng, với mỗi lớp cách nhau khoảng 6-8 giờ.
Bước 3: Để tăng khả năng bảo vệ và trang trí cho tường, bạn nên sử dụng Bột trét và sơn ngoại thất, có chống thấm có khả năng chống thấm và ngừa tia UV cũng như các tác động từ môi trường bên ngoài.
Chống thấm chân tường nhà
Phương pháp ốp gạch hoặc ốp đá để trang trí và chống thấm cho chân tường được sử dụng trên sân thượng và tường nhà vì tính thi công dễ dàng. Tuy vậy, các chuyên gia đánh giá rằng phương pháp này không đạt hiệu quả cao bởi vì sẽ có khoảng trống giữa phần chân tường được ốp đá và phần không được ốp đá phía trên, dẫn đến tường bị lộ ra. Điều này có thể gây hiện tượng thấm ngược lên trên và khiến tường nhanh hỏng hơn.

Phương pháp tạo dầm cách ẩm được thực hiện bằng cách đục rồi rót vữa tự chảy vào chân tường. Dầm cách ẩm có hiệu quả chống thấm cao hơn so với việc sử dụng gạch đá hoặc giấy dán tường, tuy nhiên phương pháp này dễ gây ra hiện tượng sụt gãy chân tường và có thể ảnh hưởng đến kết cấu của cả ngôi nhà.
Phương pháp chống thấm bằng xi măng hoặc vữa trộn xi măng được xem là hiệu quả hơn. Người thợ cần đục một lớp vữa sát chân tường khoảng từ 0.5m đến 1m, sau đó quét một lớp chất chống thấm có gốc xi măng và trát lại bằng vữa có trộn phụ gia chống thấm. Tuy nhiên, phương pháp này không đem lại hiệu quả tuyệt đối vì nước vẫn có thể thấm qua mao mạch gây ra hiện tượng thấm ngược.
Phương pháp không cần đục vữa
Cách chống thấm ngược chân tường mà không cần đục vữa bao gồm các bước sau:
- Làm sạch bề mặt tường bằng cách cạo bỏ lớp sơn cũ để tạo độ bám dính tốt nhất cho chất chống thấm.
- Tạo độ ẩm bề mặt.
- Trộn hỗn hợp Water Seal DPC và bột Fosroc TGP theo tỷ lệ 1:3, có thể sử dụng máy khuấy để trộn đều.
- Quét 2-3 lớp hỗn hợp lên bề mặt tường, mỗi lớp cách nhau từ 2-4 tiếng để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.
- Bề mặt tường khô ráo sau 2 ngày, bạn có thể quét sơn hoặc ốp gạch để tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt tường.
Chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề
Cách chống thấm bằng tôn lá.
- Chọn tôn lá với độ dày từ 0,4mm đến 0,5mm và đóng vào các vị trí có khe tiếp giáp giữa 2 căn nhà.
- Dùng keo chống dột silicon dán vào những vị trí đinh đóng lên tôn để định vị và giữ cho tôn không bị bay khi có mưa gió.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tấm dán chống dột để chống thấm khe tiếp giáp nhà liền kề. Bạn cần đo đạc và cắt tấm dán sao cho phù hợp với khoảng cách giữa hai khe tiếp giáp, sau đó dán lên bề mặt có khe tiếp giáp để ngăn chặn sự thấm nước.
Chống thấm ngay khi xây nhà
Để ngăn ngừa thấm dột tường liền kề, nên áp dụng phương pháp chống thấm từ đầu trong quá trình xây dựng.
Trong quá trình thi công, nên sử dụng loại gạch đặc để đặt ở vị trí tiếp giáp. Sau đó, trộn hỗn hợp vữa xây và bê tông gốc chống thấm để trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu là 220mm để ngăn ngừa thấm dột tường từ bên ngoài vào.
Sau khi hoàn thành xây dựng và trát lớp tường bảo vệ phía ngoài, bạn có thể sử dụng đa dạng các vật liệu chống thấm khác nhau để tiếp tục thi công lớp tường bên ngoài. Các loại sơn chống thấm pha xi măng, hóa chất chống thấm hay phương pháp bọc phủ composite và chống thấm composite FRP đều được sử dụng phổ biến.
Chống thấm tường phía trong nhà
Các công trình như nhà, tòa văn phòng hay chung cư dễ xảy ra hiện tượng thấm dột ẩm mốc nếu quá trình thi công chống thấm không đúng cách. Nguyên nhân có thể đến từ việc tường bị rạn nứt hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng. Lúc này, bạn sẽ thực hiện quy trình chống thấm như sau:
Bước 1: Làm ẩm bề mặt bê tông và tường nhà bằng cách tưới nước lên bề mặt tường nhưng tránh để đọng nước trên bề mặt.
Bước 2:
- Trộn các thành phần chống thấm bằng khoan trộn điện tốc độ thấp trong khoảng thời gian từ 3-5 phút.
- Sử dụng chổi hoặc bay quét để phủ lớp thứ nhất đều lên bề mặt bê tông chống thấm với mật độ tiêu thụ 2kg/m2/lớp.
- Tiếp tục phủ lớp thứ hai và lớp thứ ba sau khoảng thời gian 3-4 giờ để đảm bảo bề mặt đã khô nhưng vẫn còn dính.
- Sử dụng bay và xốp để hoàn thiện bề mặt.

Bước 3:
- Thi công kết nối bằng sika.
- Lớp kết nối thứ nhất: trộn sika với nước theo tỉ lệ 1:1, sau đó cho xi măng vào hỗn hợp đó theo tỉ lệ 4:1:1 để tạo hỗn hợp hồ dầu. Quét hỗn hợp kết nối hồ dầu lên lớp trên cùng với mật độ tiêu thụ 0.25 lít/m².
- Lớp kết nối thứ hai: phủ lớp vữa bảo vệ bằng cách trộn hỗn hợp xi măng – cát và hỗn hợp sika-nước cho đến khi đạt độ dẻo nhất định.
- Thi công bằng tay khi hỗn hợp sika còn ướt.
Cách chống thấm tường ngoài trời
Trước khi tiến hành chống thấm tường ngoài trời, cần chuẩn bị một số việc sau đây:
- Xử lý bề mặt trước khi thi công, bao gồm làm sạch hết bụi bẩn và tạo độ bám tốt nhất cho lớp chống thấm.
- Làm phẳng bề mặt thi công và bả vá kỹ tại những vị trí bị rỗ (nếu có).
- Trám lại các vết nứt lớn bằng vữa chứa phụ gia chống thấm.
- Tạo độ ẩm cho bề mặt trước khi thực hiện theo tiêu chuẩn độ ẩm không vượt quá 16%.
- Cần tuân thủ đúng quy trình thi công để đảm bảo hiệu quả tối đa và độ bền của lớp chống thấm.

Cách chống thấm tường nhà bị nứt
Nứt tường khiến cho việc thấm dột diễn ra dễ dàng. Nếu không xử lý vết nứt và chống thấm kịp thời, công trình sẽ xuống cấp nhanh chóng. Quy trình chống thấm tường nhà bị nứt gồm:
- Đánh nhám, làm sạch bề mặt, loại bỏ những màng sơn cũ và đảm bảo bề mặt sơn phải sạch, khô, không có tạp chất.
- Pha sơn chống thấm 2 thành phần và sử dụng chổi, ru lô lăn sơn hoặc máy phun sơn để thi công theo phương pháp chống thấm lăn đều. Lớp 1 lăn sơn chống thấm theo chiều dọc và lớp 2 thi công cả chiều ngang và chiều dọc để sơn chống thấm phủ kín trên bề mặt.
- Khoảng cách thời gian chờ giữa 2 lớp sơn chống thấm tối thiểu là 1 giờ.

Lưu ý phải trộn kỹ trước hỗn hợp xi măng và nước và sau đó trộn đều hỗn hợp xi măng và
nước với sơn chống thấm pha xi măng. Sau khi pha trộn, hỗn hợp cần được sử dụng trong vòng 4 giờ.
Tổng kết
Chống thấm tường là một quá trình quan trọng trong việc bảo vệ ngôi nhà khỏi sự tổn hại và hao mòn. Hy vọng với những giải pháp chống thấm được tổng hợp chi tiết ở trên, bạn có thể áp dụng cho chính ngôi nhà của mình. Hãy đọc thêm nhiều bài viết khác trên trang web Công ty Xây dựng Trà Vinh GC để có thêm thông tin về ngành xây dựng.