Đổ bê tông là một bước thi công không thể thiếu của các công trình xây dựng hiện nay. Bạn đã biết được vật liệu bê tông là gì? Đâu là những điều cần lưu ý khi thi công, cùng khám phá nội dung bên dưới của bài viết này để có được câu trả lời nhé!
Bê tông là gì?
Trước khi tìm hiểu các quy trình thực hiện đổ sàn bê tông, bạn cần biết được vật liệu chính được sử dụng cho quá trình này chính là bê tông. Đây là loại vật liệu tổng hợp được trộn lẫn từ xi măng, cát, đá và một số vật liệu thô khác tùy vào mục đích sử dụng. Bê tông có thể được sử dụng để xây dựng móng, đổ dầm, cột, tấm cho các công trình xây dựng.
Nói về cách trộn bê tông, tỉ lệ các loại vật liệu như xi măng hay nước sẽ quyết định tính rắn chắc, độ chịu tải của hỗn hợp bê tông. Khi nước được trộn với các nguyên liệu (xi măng, cát, đá,..) thì phản ứng hydrat được sinh ra từ đó kết dính các nguyên liệu với nhau tạo nên một vật liệu cứng như đá.
Đổ bê tông sàn là gì?
Sau khi tìm hiểu bê tông là gì thì khái niệm tiếp theo bạn cần biết chính là quá trình thi công bê tông sàn. Ở bài viết này sẽ tập trung vào hình thức đổ sàn bởi đây có thể xem là hình thức phổ biến của quá trình đổ bê tông.
Đối với bê tông sàn, trước tiên cần hiểu được đây là bước quan trọng khi thực hiện các công trình xây dựng. Ngoài bê tông sàn, vật liệu này còn được sử dụng để đổ cột trụ, đổ móng, dầm sàn và đối với từng loại khác nhau sẽ có cách tính toán tỉ lệ các nguyên liệu trong hỗn hợp bê tông khác nhau.
Các tiêu chuẩn chiều dày khi đổ bê tông sàn
Đối với đa số các công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình cao tầng thì sàn bê tông là nơi chịu tải chính cho công trình. Chúng có vai trò nâng đỡ và quyết định tuổi thọ của một công trình vậy nên khi thi công cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để đảm bảo tính an toàn cho công trình và tránh các rủi ro về sau. Dưới đây là một số tiêu chuẩn về độ dày của sàn bê tông:
Độ dày của sàn bê tông cần được tính toán kỹ càng để đảm bảo chịu được tải trọng của các bộ phận khác như cột nhà, tường, mái nhà,..
Độ dày của sàn cần được đảm bảo để có thể cách nhiệt và cách âm tốt, tránh gây tiếng ồn khi sinh hoạt bên dưới sàn.
Người thợ cần tính toán để đảm bảo độ dày sàn bê tông có thể chống thấm tốt để tăng tính an toàn cho công trình.
Cần chuẩn bị gì khi đổ bê tông?
Sau khi tìm hiểu một loạt các khái niệm như bê tông là gì cũng như đổ sàn, tiếp theo cùng đến với các bước chuẩn bị cần có, cụ thể như sau:
Về nhân lực
Đổ bê tông được thực hiện qua nhiều bước như trộn bê tông, đổ, cán bê tông nên việc phân chia nhân lực để thực hiện một cách hiệu quả tùy vào quy mô công trình sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như không rơi vào tình trạng thiếu hay thừa nhân sự trong quá trình đổ bê tông sàn.
Sau khi bố trí xong nhân sự, yếu tố tiếp theo cần chuẩn bị chính là kiểm tra lại các cốt thép của bề mặt đổ bê tông. Hãy đảm bảo rằng cốt thép đã đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng, kích thước cũng như cách bố trí đúng với thiết kế ban đầu và không bị rỉ sét.
Đơn vị thi công cần kiểm tra cốp pha xem đã chắc chắn, đúng vị trí và chống thấm tốt hay chưa. Các yếu tố này nếu được đơn vị thi công chuẩn bị tốt không chỉ giúp quá trình thi công diễn ra an toàn mà còn giúp đảm bảo chất lượng cho công trình.
Về vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng, quyết định tuổi thọ cho công trình nên việc kiểm tra chất lượng một cách kỹ càng là khâu không thể bỏ qua. Người thi công kiểm tra để đảm bảo các nguyên liệu như xi măng, cát đá đã đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng lẫn số lượng. Ngoài ra, thép phải được vệ sinh tránh không để rỉ sét, các mối nối phải được cố định chắc chắn.
Máy móc, thiết bị thi công bê tông sàn
Các loại máy được sử dụng để thi công như máy trộn, máy bơm bê tông, máy đầm bê tông cần được kiểm tra, đảm bảo vận hành trơn tru để tránh các trục trặc có thể gián đoạn quá trình đổ bê tông.
Đổ sàn bê tông được thực hiện như thế nào?
Khi đổ nên thực hiện theo hướng lùi dần để bê tông được hình thành từng lớp và tránh được tình trạng phân tầng.
Mặt sàn thi công được chia thành từng dãy có chiều rộng khoảng 1 – 2m để người thợ có thể thi công đổ bê tông sàn.
Trong quá trình thi công cần phải sử dụng cử để kiểm tra độ cao, tránh đổ bê tông quá cao làm hỗn hợp bê tông rơi ra gây lãng phí.
Các thao tác như đổ, gạt bê tông hay dầm bê tông cần được người thợ thi công thực hiện một cách liên tục để có thể đảm bảo lớp bê tông vừa có độ rắn chắc đạt tiêu chuẩn, vừa có được bề mặt có độ thẩm mỹ.
Ngoài ra, với các hình thức thi công với bê tông phổ biến khác như cột trụ, quá trình sẽ diễn ra đơn giản hơn khi cốp pha và cốp thép đã được cố định và chỉ việc lắp đầy cột trụ bằng bê tông, các thao tác dầm, gạt và làm phẳng bề mặt cũng tương tự như hình thức đổ sàn.
Lưu ý khi đổ bê tông
Dưới đây là một số lưu ý khi thi công đổ bê tông bạn cần biết, cụ thể là:
Để giảm tình trạng bê tông bị phân tần hay rơi vãi, cần thực hiện đổ hỗn hợp bê tông ở độ cao vừa phải (không để bê tông rơi tự do quá 2m).
Nguyên tắc khi đổ là thực hiện từ trong ra ngoài, từ thấp đến cao và từ xa đến gần.
Điều kiện thời tiết lý tưởng để thi công là trời nắng để hỗn hợp bê tông có thể kết dính nhanh, tránh thi công vào điều kiện ẩm ướt hay mưa gió.
Bề mặt bê tông sau khi được thi công cần được bảo vệ, tránh các tác động trực tiếp.
Tùy vào loại công trình cũng như hỗn hợp bê tông, thời gian để có thể tiếp tục thi công sẽ dài ngắn khác nhau, phổ biến sẽ là 2 ngày sau khi thi công đổ hỗn hợp bê tông.
Kết luận
Bài viết này đã cung cấp một số thông tin về vật liệu bê tông là gì bên cạnh quá trình thi công đổ bê tông và các lưu ý khi thực hiện. Công ty xây dựng Trà Vinh GC hy vọng đã đem đến bạn thông tin hữu ích. Thường xuyên truy cập website của chúng tôi để tìm hiểu thêm các kiến thức về xây dựng thú vị khác!