Chống thấm trần nhà là một trong những hạng mục vô cùng quan trọng khi xây dựng bất kỳ công trình nào. Cùng Trà Vinh GC tìm hiểu nguyên nhân và phương án sửa chữa chống thấm dột trần nhà mang lại hiệu quả triệt để nhất qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân dẫn đến thấm dột ở trần nhà
Thấm dột trần nhà bằng bê tông
Ở nước ta hiện nay việc xây dựng trần nhà bằng bê tông khá phổ biến. Nếu trần nhà bê tông của bạn bị dột, thấm nước thì có thể do một số nguyên nhân:
Ban đầu có thể do nhà bạn chống thấm trần nhà không đúng kỹ thuật. Hoặc bên thi công dùng những vật liệu thi công không đảm bảo chất lượng khiến công trình của bạn xuống cấp, từ đó gây thấm, dột nước.
Bên cạnh đó, trần nhà là vị trí dễ bị thấm dột do phải hứng chịu trực tiếp tác động của thời tiết, sự co dãn nhiệt độ liên tục và sự xâm lấn của nước mưa kéo dài. Những điều này đến trần nhà dễ bị nứt, gãy, xuống cấp từ đó gây thấm, dột nước.
Ngoài ra, nhiều công trình có sân thượng nhưng không tập trung xây dựng hệ thống thoát nước tốt, làm cho nước mưa đọng lại lâu ngày dẫn đến tình trạng trần nhà bị thấm, dột nước.
>> Xem thêm: Mách bạn top 8 phương pháp chống thấm sàn hiệu quả nhất hiện nay
Thấm dột mái nhà bằng tôn
Có nhiều nguyên nhân dột mái tôn nhưng tựu chung lại có một số trường hợp sau:
- Quá trình thiết kế và thi công lắp đặt chưa đúng kỹ thuật: do bắn vít, do mái xéo,.. khiến mái tôn bị dột.
- Sau khi thi công lắp mái mà bạn không vệ sinh mái nhà, các vật dụng thừa (thanh sắt, đá) vẫn còn ở trên mái nhà lâu ngày gây rỉ tôn, dẫn đến xuất hiện các lỗ thấm dột trên mái tôn.
- Do quá trình lựa chọn mái nhà để thi công công trình của bạn chưa đảm bảo về mặt chất lượng dẫn đến tình trạng dột.
- Mái nhà trong quá trình sử dụng lâu ngày sẽ bị ăn mòn do thời tiết.
- Nhiều công trình có lắp đặt quả cầu thông gió trên mái nhà và xuất hiện tình trạng bị dột nước ở vị trí chân cầu thông gió. Có thể dột nước ở chân cầu thông gió do bị hở keo hoặc tình trạng đọng nước mưa lâu ngày gây rỉ sét.
>> Xem thêm: Chống thấm tường nhà triệt để với 7 cách xử lý hiệu quả
Cách chống thấm mái nhà
Sau đây là một số cách để chống thấm mái nhà bằng tôn hiệu quả:
- Thay thế đinh vít hỏng: Bạn nên thay thế những đinh vít bị rỉ sét để khắc phục tình trạng dột của mái nhà bằng những dụng cụ đơn giản như: súng bắt vít, giấy nhám, keo chống thấm và súng bắn keo.
- Dùng keo chống thấm: Bạn có thể dùng súng bắn keo chống thấm chuyên dụng trực tiếp vào vị trí tôn bị thủng. Hoặc bạn có thể kết hợp với bước thay thế đinh vít ở trên sau đó dùng keo để tăng khả năng chống thấm cho công trình.
- Xử lý phần mái tiếp giáp hở: Quá trình tôn tiếp xúc lâu ngày với mưa gió sẽ gặp tình trạng lật mái vị trí tiếp giáp sóng gây dột thấm mái nhà. Trà Vinh GC thường xử lý bằng cách bắn dặm vít Ejot và bắn silicon A300 để bổ sung vào phần sóng nổi ngay vị trí sóng tôn bị lật hoặc lỏng đinh.
- Xử lý dột nước ở cầu thông gió bằng miếng dán chống dột: Bạn có thể cắt miếng dán chống dột khổ 20cm và dán quanh mép chân cầu thông gió với mái tôn. Sau đó bạn dùng keo silicon bắn kín lại khu vực này.
Cách chống thấm trần nhà bê tông
Việc chống thấm trần nhà cho công trình xây dựng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn nắm rõ các phương pháp dưới đây:
Sơn chống thấm chuyên dụng
Sơn chống thấm chuyên dụng sẽ giúp lớp sơn che lấp các bề mặt vết nứt, thấm dột. Bên cạnh đó, vật liệu này còn tạo ra kết cấu chắc chắn cho trần nhà, bởi vì sơn chống thấm chuyên dụng có khả năng ngăn ngừa thấm nước nhờ vào lớp màng mỏng. Ngoài ra, phương pháp dùng sơn chống thấm trần nhà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình của bạn.
Hiện nay, sử dụng sơn chống thấm là một trong những cách chống thấm dột trần nhà phổ biến đối với nhiều đơn vị thi công. Gợi ý đến bạn thương hiệu vật liệu sơn chống thấm chuyên dụng chất lượng, uy tín mà Trà Vinh GC tin dùng là Kova CT-IIA, Sika Later, Nippon WP 100,…
Các bước sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng:
- Bước 1: Vệ sinh sạch trần nhà trước khi tiến hành sơn chống thấm để đảm bảo khi sơn không bị loang lổ dẫn đến mất thẩm mỹ cho công trình của bạn
- Bước 2: Tiến hành sơn chống thấm chuyên dụng lên trần nhà và lấp kín những chỗ có vết nứt, thấm dột.
- Bước 3: Sau khi tiến hành chống thấm bạn cần kiểm tra lại mặt trần nhà của mình xem đã đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ chưa.
Nhựa đường chống thấm
Với khí hậu nóng ẩm như ở nước ta thì phương pháp sử dụng nhựa đường để chống thấm trần nhà bạn không nên bỏ qua. Nhựa đường là một chất bán rắn có màu đen và độ nhớt cao. Vật liệu này có tính đàn hồi cao, chịu được áp lực nước tốt, không độc hại, khả năng bám dính mạnh, tính dẻo dai cao nên giúp việc trám các vết nứt trần nhà khá tốt.
Cách chống dột mái nhà bằng nhựa đường qua các bước như sau:
- Bước 1: Hãy vệ sinh sạch bề mặt trần nhà, loại bỏ các lớp vảy cũ bên ngoài trước khi tiến hành quy trình chống thấm trần. Sau đó, quét một lớp primer gốc nhựa đường lên bề mặt trần vừa vệ sinh và đợi cho nó khô hoàn toàn.
- Bước 2: Tiến hành quét lớp nhựa đường lên trần nhà. Sau đó, sử dụng tay miết mạnh để loại bỏ các túi khí bị rỗng ở bên dưới lớp nhựa đường.
- Bước 3: Sau khi đã quét lớp nhựa đường chống thấm, bạn có thể thử bơm nước lên các bề mặt bạn vừa quét nhựa đường để kiểm tra hiệu quả chống thấm của chúng.
- Bước 4: Cuối cùng, hãy sử dụng xi măng trám một lớp dày khoảng 3cm lên phía trên lớp nhựa đường như một lớp phủ bảo vệ cuối cùng.
Hóa chất chống thấm Sika
Hóa chất chống thấm trần nhà sika là nguyên vật liệu được sử dụng rộng rãi trong việc chống thấm tường, trần, sàn, mái nhà. Vật liệu này có thể chống thấm tốt nhờ khả năng thẩm thấu tạo tinh thể để hình thành lớp màn trên bề mặt trần nhà, giúp bảo vệ trần chống lại áp lực nước cực tốt. Đồng thời, sika rất dễ sử dụng mà không đòi hỏi thuật cao từ người thi công.
Cách chống thấm trần nhà bằng hóa chất sika qua các bước như sau:
- Bước 1: Đổ hóa chất chống thấm sika vào những vết nứt, rãnh trên trần nhà.
- Bước 2: Lần lượt phủ thêm 2 lớp sika lên trần nhà và đợi khoảng 3-5 phút để các lớp chống thấm này khô ráo.
- Bước 3: Bạn có thể thử bơm nước lên các bề mặt bạn vừa phủ sika để kiểm tra hiệu quả chống thấm của chúng.
Keo chống thấm
Keo chống thấm với nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, dễ thi công và kết cấu bền chắc,.. nên phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong quá trình thi công chống thấm trần nhà.
Cách chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm được thực hiện qua các bước như sau:
- Bước 1: Trước khi bắt đầu quy trình chống thấm trần nhà, bạn nên vệ sinh và làm sạch trần nhà, đồng thời loại bỏ hoàn toàn các lớp vảy bên ngoài.
- Bước 2: Sử dụng keo chống thấm và quét trực tiếp một lớp mỏng lên vết nứt có trên trần nhà. Sau đó, bạn quét thêm một lần nữa lên bề mặt trần với một lớp keo thứ hai. Bạn hãy nhớ đợi lớp keo thứ nhất khô hoàn toàn trước khi tiến hành quét lớp keo thứ hai.
- Bước 3: Bạn hãy kiểm tra kỹ khu vực đã quét keo chống thấm để đảm bảo rằng quá trình đã hoàn tất và không còn vết nứt nào bị bỏ sót.
Phương pháp khò nóng
Khò nóng (chống thấm tự dính) là phương pháp chống thấm trần nhà bằng việc phủ lớp nhựa High Density Etilen lên bề mặt trần nhà. Phương pháp này có ưu điểm là khả năng chống thấm triệt để và không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Bên cạnh đó, khả năng chịu nhiệt của lớp nhựa High Density Etilen trên mặt trần nhà cũng tốt và không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài.
Tuy nhiên, phương pháp khò nóng bắt buộc phải được thực hiện bởi đơn vị thi công chuyên nghiệp để đảm bảo mặt kỹ thuật và hiệu quả.
Nếu bạn đang có nhu cầu sửa chữa hay thi công chống thấm cho công trình của mình thì việc tìm đến đơn vị thi công có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình của bạn.
Với gần 25 năm kinh nghiệm trên thị trường và chuyên môn hóa trong xây dựng trên khắp cả nước, Công ty Xây dựng Trà Vinh GC sẽ là đối tác đáng tin cậy cho quý khách hàng trong các dự án xây dựng ngay hôm nay.
Tổng kết
Chống thấm trần nhà là một quá trình quan trọng trong việc bảo vệ công trình của bạn tránh khỏi sự tồn hại và hao mòn. Hy vọng với những phương pháp chống thấm trần nhà mà Trà Vinh GC vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm cho việc xây dựng công trình của mình.
Ngoài ra, còn nhiều thông tin thú vị về xây dựng được chúng tôi cập nhật tại trang web Công ty Xây dựng Trà Vinh GC, các bạn nhớ theo dõi thường xuyên nhé!