Trong quá trình thi công các công trình xây dựng thì việc dọng cừ được xem là một việc làm cần thiết. Có thể bạn đã đôi lần nghe qua thuật ngữ này nhưng chưa có được sự hình dung cụ thể. Dọng cừ là gì và đem lại tác dụng gì cho công trình xây dựng? Hãy cùng tìm hiểu ở nội dung bên dưới của bài viết này!
Dọng cừ là gì?
Dọng cừ trong thuật ngữ xây dựng có thể hiểu là việc sử dụng các vật liệu như tràm, thép hay cọc bê tông đúc sẵn cắm xuống lòng đất để gia tăng khả năng chịu tải cho công trình. Đây là bước đầu tiên trong thi công các công trình xây dựng.
Xem thêm:
Vai trò của dọng cừ trong xây dựng
Có thể nói dọng cừ là một quá trình bắt buộc đối với mọi công trình xây dựng dù là quy mô nhỏ hay lớn, việc làm này đảm bảo cho tuổi thọ cũng như sự chắc chắn của nền móng công trình xây dựng.
Nói cụ thể hơn thì việc dùng cừ cắm xuống lòng đất sẽ giúp cho việc chịu tải của công trình được tốt hơn, đặc biệt là các công trình được thi công tại các nền đất yếu.
Các hình thức dọng cừ
Sau khi tìm hiểu được khái niệm của cũng như vai trò của quá trình dọng cừ đối với công trình xây dựng, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá xem quá trình này được thực hiện bằng những phương pháp nào.
Đóng cừ
Đóng cừ là hình thức sử dụng các cọc đúc sẵn để hạ xuống lòng đất thông qua năng lượng động từ búa thủy lực hoặc búa diesel được lắp trên giàn treo của máy cơ sở. Điều cần lưu ý của hình thức này chính là trong quá trình thi công cần đo đạc lại độ chối vừa đủ với yêu cầu kỹ thuật của công trình.
Ưu điểm
Đóng cừ có thể đem lại một số ưu điểm khi sử dụng, cụ thể là:
- Thiết kế búa dùng để đóng cừ khá gọn, thao tác sử dụng đơn giản và hiệu quả, có thể duy chuyển dễ dàng.
- Thi công được đa dạng các loại địa hình khác nhau từ gồ ghề đến chật hẹp.
- Đáp ứng được yêu cầu của nhiều dạng công trình như nhà ở, cầu, cống…
Có thể dùng các loại cọc bê tông đúc sẵn hoặc cọc ống thép kích thước D300 – D1000.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm ở trên, việc đóng cừ cũng có một số hạn chế nhất định:
- Tiếng ồn chính là hạn chế dễ nhận biết của hình thức này. Vì vậy đóng cừ hạn chế thực hiện tại các công trình đông dân cư.
- Trong quá trình đóng cừ, mặt đất sẽ bị rung chuyển mạnh, phần nào đó ảnh hưởng đến những công trình xung quanh.
- Búa diesel trong lúc hoạt động có thể làm bắn dầu ra làm ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực thi công.
Ép cừ
Ngoài đóng cừ thì ép cừ cũng là một hình thức được sử dụng phổ biến. Đây là hình thức dọng cừ bằng cách hạ cừ xuống lòng đất bằng năng lượng tĩnh và không gây ra xung lượng ở đầu cừ. Việc phương pháp này được sử dụng phổ biến chính bởi nó khắc phục được một số hạn chế của phương pháp đóng cừ.
Ưu điểm
Với cách sử dụng năng lượng tĩnh để ép cừ xuống lòng đất thì phương pháp ép cừ sẽ có một số ưu điểm sau:
- Thi công đa dạng các loại mặt bằng xây dựng, thậm chí đối với các khu dân cư có diện tích chật hẹp.
- Không gây tiếng ồn trong quá trình thi công nên không làm ảnh hưởng đến cư dân quanh khu vực.
- Giảm được chi phí vận hành cũng như giảm số lượng nhân công.
- Việc kiểm tra chất lượng cừ ép có thể tiến hành đơn giản, mỗi đoạn cừ sẽ được ép bởi một lực nhất định để kiểm tra độ chịu tải của cừ thông qua lực ép cuối cùng.
Nhược điểm
Bên cạnh việc khắc phục được các hạn chế của hình thức đóng cừ thì ép cừ cũng có một số hạn chế, cụ thể như sau:
- Để xác định chiều sâu của cừ khi ép, cần phải có sự tham khảo kỹ về hồ sơ địa chất tại mặt bằng thi công.
- Các loại cừ có khả năng chịu tải lớn thì không thể áp dụng phương pháp ép cừ. Bên cạnh đó ở địa bàn có nền đất quá yếu nhưng phải hạ cừ ở mức quá sâu cũng không phù hợp sử dụng phương pháp ép cừ.
Phân loại vật liệu dọng cừ
Có 3 loại cừ đang được sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng hiện nay, lần lượt là:
Cừ gỗ
Đây là loạt vật liệu phổ biến dùng để đóng cừ/ép cừ, gia cố nền móng cho các công trình xây dựng nhỏ như nhà ở cũng như các mặt bằng có đất nền yếu. Giá thành của cừ gỗ cũng khá rẻ, tiết kiệm được chi phí thi công. Hai loại gỗ thường được sử dụng phổ biến là tràm và bạch đàn.
Cừ thép
Đây là loại vật liệu rất dễ thi công ép xuống mặt đất bởi có tiết diện ngang khá nhỏ nếu so với cừ bê tông. Cừ thép thường được sử dụng cho các công trình ngắn hạn như cầu dân sinh dã chiến, đê bao sông. Ngoài ra loại cừ này được đánh giá có thể dùng cho cả công trình lâu dài lẫn ngắn hạn.
Cừ bê tông
Với các công trình quy mô như nhà cao tầng, cầu ngang sông lớn thì cừ bê tông là sự lựa chọn phổ biến và bắt buộc. Bởi loại cừ này được sản xuất với bộ khung bằng sắt sép và lớp ngoài là bê tông nên có độ rắn chắc rất cao. Cừ bê tông có hình trụ, kích thước từ 5m – 25m tùy loại.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về quá trình dọng cừ trong xây dựng. Thông qua bài viết này, Trà Vinh GC đã cung cấp một số thông tin về các phương pháp dọng cừ cũng như những vật liệu phổ biến dùng để đóng cừ/ép cừ. Thường xuyên truy cập website của Công ty Xây dựng Trà Vinh GC để cập nhật các thông tin xây dựng hữu ích.