Mọi công trình xây dựng để đảm bảo độ chịu tài và độ bền cao đều có nền móng được xử lý tốt. San lấp mặt bằng được xem là một quá trình thi công quan trọng để nền móng công trình được chắc chắn. Khám phá biện pháp thi công san lấp mặt bằng cũng như một số lưu ý cần biết trong quá trình thực hiện ở nội dung dưới đây của Trà Vinh GC.
San lấp mặt bằng là gì?
Trước tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm về san lấp mặt bằng. Đây là một công tác bắt buộc với các công trình xây dựng để có được một bề mặt đất nền phù hợp.
Cụ thể, san lấp mặt bằng là quá trình thi công san phẳng nền đất xây dựng từ địa hình tự nhiên. Quy trình san lấp gồm có việc đào đất từ nơi có địa hình cao vận chuyển và lấp vào những nơi có địa hình thấp từ đó tạo ra bề mặt bằng phẳng hoặc có độ dốc phù hợp với tiêu chuẩn của từng loại công trình.
Tại sao cần thi công san lấp mặt bằng
Có thể thấy đa số các công trình xây dựng đều trải qua giai đoạn xử lý nền móng và công tác san lấp luôn là bước không thể bỏ qua. Việc san lấp mặt bằng sẽ giúp cho đơn vị thi công tạo ra một bề mặt nền có độ dốc đúng với ý muốn từ đó thuận tiện cho các giai đoạn sau cũng như góp phần nâng cao độ bền cho của công trình.
Khi việc san lấp được thực hiện đúng quy trình sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, công sức lẫn hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện nên cần được tính toán và thi công một cách kỹ càng.
Các dạng thi công san lấp mặt bằng
Với sự đa dạng về mặt đất nền tự nhiên của các công trình xây dựng hiện nay, việc thi công san lấp cũng được thực hiện theo một số đặc thù riêng biệt tùy vào địa hình và tính chất của công trình xây dựng. Dưới đây là các dạng thi công san lấp phổ biến.
Bơm cát san lấp
Đây là phương pháp san lấp khá phổ biến hiện nay, được áp dụng cho các dạng công trình có nền đất yếu và ẩm ướt. Với vật liệu cát được đánh giá có độ nén cao sẽ giúp tăng cường độ rắn chắc cho kết cấu của nền đất cũ. Với kích thước nhỏ gọn, cát sẽ len lỏi vào các ngóc ngách nhỏ hẹp tạo cho công trình độ bền chắc.
San lấp bằng đất
Đất san lấp thường được ứng dụng vào các công trình như cầu đường, cải tạo nông trường. Đây là loại vật liệu có ưu điểm ít bị sụp lún, đảm bảo bề mặt bằng phẳng cho công trình nên được sử dụng phổ biến.
Đất dùng để san lấp được sử dụng phổ biến ở các công trình có thể kể đến như đất Bazan và đất K95. Nếu thi công san lấp công trình với đất đúng kỹ thuật sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình thực hiện san phẳng mặt bằng và tăng độ ma sát.
San lấp bằng đá cấp phối
Đá cấp phối là vật liệu hỗn hợp được tạo ra từ đá dăm và đá mi bụi. Đây là loại vật liệu san lấp mặt bằng được sử dụng rộng rãi bởi nó có kết cấu rắn chắc hơn nếu so với cát hay đất. Các công trình sử dụng đá cấp phối để san lấp mặt bằng thi công nền đường, sân vận động,..
Đá cấp phối có kích thước tiêu chuẩn trong khoảng từ 0 đến 4cm. Tùy vào địa hình san lấp cũng như dạng công trình, đơn vị thi công sẽ sử dụng loại đá có kích thước phù hợp.
Biện pháp thi công san lấp mặt bằng
Việc san lấp mặt bằng cần trải qua một số công đoạn cần phải có để đảm bảo bề mặt san lấp có độ dốc đúng với yêu cầu của từng dạng công trình, dưới đây là các giai đoạn thực hiện san lấp, cụ thể gồm có 7 bước.
Bước 1: Dọn dẹp
Trước khi thi công san lấp đất cho công trình, đơn vị cần thực hiện dọn dẹp sơ bộ bề mặt thi công, cụ thể là thu dọn các chướng ngại vật như cây cối, gạch, đá, vật dụng không liên quan để tạo thuận lợi cho quá trình san phẳng nền.
Bước 2: Loại bỏ lớp đất bên trên
Tiếp theo, đơn vị thi công sẽ dùng máy móc chuyên dụng để loại bỏ lớp đất phủ trên bề mặt sau đó thực hiện tiêu thoát nước để bề mặt thi công được giải phóng.
Bước 3: Đào đất ở nơi địa hình cao
Sau khi bề mặt san lấp cơ bản được thông thoáng, đơn vị thi công sẽ tiến hành đào đất bằng các phương tiện cơ giới từ nơi có địa hình cao. Giai đoạn này người thực hiện cần theo sát với thiết kế độ sâu của công trình theo bảng vẽ cũng như chú ý đến tài chính của gia chủ. Ví dụ như phần địa hình cao có lớp đá khó phá vỡ thì chuyển sang phương án di dời đến vị trí khác.
Bước 4: Đắp đất
Sau khi đào đất từ những nơi có địa hình cao, người thực hiện sẽ duy chuyển phần đất vừa đào đến lấp ở các nơi có địa hình trũng, thấp để tạo độ phẳng cho nền công trình. Lưu ý ở giai đoạn này là việc đắp đất cần được thực hiện đúng với yêu cầu của gia chủ, không san lấp ở bất kỳ vị trí nào nếu chưa có được sự đồng ý từ chủ sở hữu công trình.
Đơn vị thi công phải thực hiện lại việc san lấp khi có yêu cầu từ chủ đầu tư đối với các công trình xảy ra hiện tượng sụp lún.
Bước 5: Dầm
Bước này thực hiện để đảm bảo tiến trình san lấp đất nền diễn ra thuận lợi và an toàn. Điểm cần lưu ý trước khi dầm là xem xét kỹ sơ đồ lu và hoạt động của các máy móc. Bên cạnh đó, đơn vị cần rà soát lại xem các vật liệu san lấp đã được phân bố đều và có độ ẩm được kiểm soát tốt hay chưa.
Bước 6: Tạo rãnh thoát nước
Một công tác rất quan trọng cần thực hiện trong quá trình san lấp là tạo rãnh thoát nước cho công trình. Hạn mục này sẽ được bố trí dọc theo mép của nền công trình với khoảng cách tối ưu là khoảng 3m.
Bước 7: Kiểm tra và nghiệm thu
Đây là bước cuối cùng trong quy trình san lấp, các yếu tố cần kiểm tra bao gồm:
- Độ dốc ngang
- Độ dốc dọc
- Độ cao mặt nền
- Chất lượng vật liệu lấp nền
Kiểm tra kỹ càng các yếu tố bên trên để đảm bảo quá trình san lấp mặt bằng được tiến hành đúng kỹ thuật cũng như tạo độ bền cho công trình về sau.
Kết luận
Trên đây là khái niệm về quá trình san lấp mặt bằng cũng như tiến trình thực hiện của công tác này. Hy vọng thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Thường xuyên truy cập website của Công ty Xây dựng Trà Vinh GC để cập nhật thêm các thông tin xây dựng thú vị khác!