Thị trường xây dựng 2023 có nhiều biến động dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nước cũng như thế giới. Theo khảo sát của Tổng Cục Thống kê Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý I/2023 khó khăn hơn quý IV/2022.
Thị trường Xây dựng Việt Nam trong quý I/2023
Góc nhìn từ kết quả khảo sát của Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và tình hình kinh doanh thực tế của Công ty Xây dựng Trà Vinh GC.
Thị trường xây dựng 2023 trong quý I được đánh giá dựa trên các tiêu chí về chỉ số cân bằng chung, chỉ số cân bằng hợp đồng xây dựng mới, chỉ số cân bằng chi phí sản xuất và chỉ số cân bằng sử dụng lao động.
Chỉ số cân bằng chung
Theo khảo sát thị trường xây dựng Việt Nam 2023 của Tổng Cục Thống kê cho thấy, chỉ số cân bằng xu hướng sản xuất xây dựng (SXKD) ngành xây dựng quý I/2023 so với quý IV/2022 giảm 32,6% (15,7% doanh nghiệp nhận định hoạt động SXKD thuận lợi hơn và 48,3% doanh nghiệp nhận định hoạt động SXKD khó khăn hơn).
Bên cạnh đó, kết của khảo sát của Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ doanh nghiệp lo ngại về tác động của suy thoái kinh tế tiếp tục gia tăng trong 12 – 18 tháng tới.
Kết quả khảo sát đã thể hiện được phần nào bức tranh toàn cảnh về tình hình SXKD của các doanh nghiệp xây dựng trong quý I/2023. Có thể thấy, trong quý I, các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thị trường.
Các chỉ số cân bằng chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với SXKD của doanh nghiệp. Việc xác định chi phí đầu vào sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được mức lợi nhuận của sản phẩm, từ đó là nền tảng cho các kế hoạch tối ưu hóa lợi nhuận qua việc giảm chi phí sản xuất để phát triển kinh doanh.
Từ số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam cho thấy:
– Chỉ số cân bằng tổng chi phí cho hoạt động xây dựng quý I/2023 so với quý IV/2022 là 8,4% (39,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 30,8% doanh nghiệp dự báo giảm).
– Chỉ số cân bằng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quý I/2023 so với quý IV/2022 là 19,6% (46,4% doanh nghiệp dự báo tăng và 26,8% dự báo giảm).
– Chỉ số cân bằng chi phí nhân công trực tiếp quý I/2023 so với quý IV/2022 là 12,0% (37,6% doanh nghiệp dự báo tăng và 25,6% dự báo giảm).
Có thể thấy, dưới tác động của thị trường, chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp tăng. Việc gia tăng chi phí sản xuất sẽ tạo một sức ép không nhỏ đối với sự phát triển của công ty và sẽ càng căng thẳng hơn khi chỉ số hợp đồng mới giảm cùng khả năng tiếp cận vốn hạn chế. Đây chính là một bài toán khó cho các chủ doanh nghiệp khi thị trường xây dựng 2023 phải đối diện với nhiều thách thức.
Xem thêm: Chi phí chung trong xây dựng: Khái niệm và cách xác định
Chỉ số cân bằng hợp đồng xây dựng mới
Chỉ số cân bằng hợp đồng xây dựng mới quý I/2023 so với quý IV/2022 giảm 33,1% (13,6% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới tăng, 46,7% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới giảm).
Số lượng hợp đồng mới giảm khiến cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, khả năng tiếp cận với nguồn vốn cũng vì thế mà thu hẹp. Tại thời điểm khảo sát tháng 2/2023, đánh giá về khả năng tiếp cận vốn, gần một nửa số doanh nghiệp xây dựng cho rằng sẽ thử thách hơn so với năm trước, theo Vietnam Report.
Đánh giá được thị trường sẽ còn nhiều khó khăn trong quý I nên ngay từ đầu năm, Trà Vinh GC đã tập trung vào việc tập trung chăm sóc khách hàng, đối tác cũ, tạo dựng niềm tin với khách hàng tiềm năng thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ bảo trì, bảo hành, hướng đến sự nhanh chóng, triệt để, dự toán rõ, chi phí tốt.
Chính điều này đã giúp cho Trà Vinh giữ vững lòng tin với khách hàng. Minh chứng là trong tháng 3 và tháng 4, có gần 15 cửa hàng được xây dựng mới, hơn 150 lượt sửa chữa, bảo trì trải rộng khắp các khu vực Tây Nguyên, Miền Tây, Miền Đông, trong đó TP HCM chiếm gần 1/3 số lượng. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều công trình được Trà Vinh GC hoàn thành trước tiến độ 2 – 3 ngày làm việc như YODY Long Thành là ví dụ điển hình.
Với những sửa chữa nhỏ hoặc bảo hành, Trà Vinh GC luôn đảm bảo tiêu chí “cần là có”, nhận và xử lý thông tin trong vòng 24 giờ. Chính tiêu chí này đã giúp khách hàng có được trải nghiệm tiện ích và an tâm khi lựa chọn công ty là đơn vị đồng hành trong suốt nhiều năm qua.
Vẫn duy trì hoạt động ngay trong thời điểm khó khăn trên thị trường đã phần nào cho thấy vị thế và sự tín nhiệm của khách hàng đối với Công ty Xây dựng Trà Vinh GC. Đây là kết quả đạt được của hơn 25 năm hoạt động trong thị trường xây dựng Việt Nam, là sự cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng trước những chuyển biến của thị trường.
Dưới đây là một số hình ảnh một số công trình nổi bật của Trà Vinh GC trong các tháng đầu năm 2023:
– Xây dựng mới:
– Sửa chữa:
Các chỉ số cân bằng sử dụng lao động
Xét đến các chỉ số cân bằng sử dụng lao động, kết quả khảo sát cho thấy:
– Chỉ số cân bằng sử dụng lao động chung quý I/2023 so với quý IV/2022 là -18,5% (13,5% doanh nghiệp dự báo tăng và 32,0% dự báo giảm).
– Chỉ số cân bằng sử dụng lao động thường xuyên quý I/2023 so với quý IV/2022 là -10,1% (7,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 17,3% dự báo giảm).
– Chỉ số cân bằng sử dụng lao động thời vụ quý I/2023 so với quý IV/2022 là -21,2% (12,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 33,4% dự báo giảm).
Chỉ số cân bằng sử dụng lao động giảm cho thấy thị trường xây dựng Việt Nam trong quý I/2023 bị thu hẹp. Đây là kết quả của việc hầu hết các doanh nghiệp giữ thái độ thận trọng hơn trong đầu tư. Hợp đồng mới giảm, khối lượng công việc giảm trong khi chi phí sản xuất tăng cao chính là những nguyên nhân cho thể lý giải cho thực trạng sử dụng lao động giảm tại các công ty xây dựng.
Dự báo thị trường xây dựng 2023
Từ những số liệu thống kê có thể thấy, thị trường xây dựng 2023 trong quý I đối diện với không ít khó khăn như: Giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, thị trường bất động sản trầm lắng, thiếu vốn cho hoạt động SXKD… Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá, trong quý II nói riêng và những tháng còn lại của năm 2023 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.
Đặc biệt, mảng xây dựng hạ tầng và xây dựng công nghiệp sẽ là điểm sáng trong năm 2023. Đối với nhóm doanh nghiệp xây dựng hạ tầng (đặc biệt các dự án cao tốc) dù còn tác động của chi phí đầu vào cao song được kỳ vọng có sức bật từ đầu tư công. Đây là nhận định được đưa ra dựa trên kết quả khảo sát từ Vietnam Report.
Bên cạnh đó, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất. Theo đó, giá thành của các nguyên, vật liệu xây dựng – thành phần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí được điều chỉnh, điều này cũng giúp cho các doanh nghiệp củng cố được các chỉ số cân bằng chi phí.
Ngoài ra, trong những năm qua, Việt Nam được biết đến là điểm đến hàng đầu của các doanh nghiệp trên thế giới đầu tư và đặt cơ sở công nghiệp, sản xuất. Khi tình hình kinh tế chuyển biến tích cực hơn, điều này sẽ là động lực để thúc đẩy các công trình xây dựng nhà xưởng, nhà kho, hạ tầng khu công nghiệp,…
Theo báo cáo của Vietnam Report, việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và giám sát các nguồn tài chính, các dự án được hoàn thành đúng thời hạn và trong phạm vi ngân sách,… sẽ có tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Là một ngành đặc thù, chịu tác động tư nguồn vốn đầu tư bên ngoài nhưng thời gian qua, ngành xây dựng đã cho thấy diện mạo mới khi các doanh nghiệp đã có tính chủ động hơn trong công tác “tự cứu mình”. Đây sẽ là nhiệm vụ cần được các công ty xây dựng ưu tiên trong năm 2023.
Không những thế, để có thể tồn tại và phát triển dưới những khó khăn của thị trường xây dựng 2023, các công ty phải thực hiện tốt song song nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác đầu tư bên cạnh việc tập trung nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Trong một báo cáo vào tháng 2 năm nay, Vietnam Report đã chỉ ra rằng, có đến 46,7% trong tổng số các công ty được khảo sát lựa chọn giải pháp Tăng cường hợp tác đầu tư để tháo gỡ khó khăn hiện tại và thúc đẩy phát triển. Như vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực chuyên môn để thu hút và tận dụng các nguồn lực của các đối tác bên ngoài.
Một trong những yếu tố quan trọng không kém đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc từ các công ty xây dựng là việc áp dụng công nghệ hiện đại, cải tiến quy trình để đạt năng suất và hiệu quả tốt nhất. Việc vận dụng công nghệ mới là điều cần thiết giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng trở lại đường đua và tạo sức bật sau thời gian trầm lắng của thị trường.
Tổng kết
Thị trường xây dựng 2023 trong quý I chứng kiến nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp. Nhiều công ty phải đối diện với sự gia tăng chi phí sản xuất nhưng giảm số lượng hợp đồng dẫn đến giảm các chỉ số lao động. Tuy nhiên, bước sang quý II cũng như những tháng còn lại sẽ có nhiều điểm sáng trên thị trường. Để tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời gian khó khăn và khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực nội tại đồng thời thúc đẩy hợp tác đầu tư để tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ đối tác.
Dựa trên những đánh giá từ số liệu thống kê từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và tình hình kinh doanh thực tế của công ty, Trà Vinh GC hy vọng rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên thường xuyên truy cập đến chuyên mục Góc chia sẻ để cập nhật nhiều điều thú vị trong lĩnh vực xây dựng.