Cửa hàng sữa ngày càng xuất hiện nhiều đã chứng tỏ được tiềm năng kinh doanh và sức hấp dẫn của thị trường sữa hiện nay. Để mở một cửa hàng mới, vốn là yếu tố vô cùng quan trọng mà những người mới cần tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng. Phần nội dung dưới đây, Trà Vinh GC sẽ chia sẻ tới bạn một số thông tin về vốn mở cửa hàng sữa và cách tối ưu chi phí sao cho hiệu quả nhất.
Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn?
Mức vốn để mở cửa hàng sữa không có một con số nhất định mà điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng của chủ kinh doanh. Nhìn chung trên thị trường hiện nay để mở cửa hàng sữa bạn cần mức vốn dao động từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng và con số đó có thể cao hơn nếu quy mô kinh doanh lớn.
Các khoản chi phí cần để mở cửa hàng sữa bao gồm:
Chi phí thuê mặt bằng
Vị trí mặt bằng kinh doanh rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của bạn. Nếu là cửa hàng bán lẻ như cửa hàng sữa bạn nên thuê mặt bằng ở những nơi đông dân cư, giao thông thuận lợi và có nhiều người qua lại.
Chi phí thuê sẽ chênh lệch tùy theo địa điểm mà bạn muốn mở. Ở các khu vực lớn như Thủ đô Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, chi phí có thể gấp 3 gấp 4 khu vực ở tỉnh lân cận. Ở khu vực nội thành chi phí sẽ đắt hơn ngoại thành. Bạn có thể tiến hành khảo sát và tham khảo giá ở từng địa điểm để cân đối tài chính phù hợp.
Bên cạnh vị trí, diện tích mặt bằng cũng là một yếu tố có tác động tới chi phí. Diện tích càng rộng chi phí càng lớn. Nếu ngân sách có hạn, bạn có thể chọn thuê theo tầng hoặc theo sàn, việc chia sàn sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí.
Chi phí thiết kế và xây dựng cửa hàng
Thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, do đó việc thiết kế và xây dựng cửa hàng cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Đây là một trong những yếu tố để bạn có thể cạnh tranh với đối thủ và tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Chi phí thiết kế cửa hàng sữa không cố định bởi nó chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như diện tích cửa hàng, loại hình kinh doanh, nội thất, các yêu cầu về vật liệu,… Bạn nên tìm kiếm những đơn vị uy tín và giàu kinh nghiệm để được tư vấn, hỗ trợ thiết kế cửa hàng đúng ý tưởng, đảm bảo chất lượng và tối ưu chi phí nhất.
Chi phí trang thiết bị, cơ sở vật chất
Chi phí dành cho trang thiết bị là phần bắt buộc và chiếm phần nhiều ngân sách của bạn. Trang thiết bị bao gồm hai phần:
- Thiết bị phần cứng: máy móc (máy in hóa đơn, quét mã vạch,…), hệ thống chiếu sáng, kệ tủ, bàn ghế, camera,…
- Thiết bị phần mềm: phần mềm quản lý bán hàng có tích hợp báo cáo doanh thu, thống kê số lượng hàng hóa,…
Chi phí cho trang thiết bị phần cứng sẽ tùy thuộc vào quy mô cửa hàng của bạn. Mức chi phí này khoảng dưới 25% là phù hợp. Bạn có thể giảm chi phí bằng cách mua đồ thanh lý từ các cửa hàng kinh doanh đã ngưng hoạt động. Mức giá của sản phẩm cũ thường chỉ bằng ½ thậm chí là ⅓ giá mua mới mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo để bạn có thể sử dụng lâu dài.
Đối với phần mềm quản lý bán hàng, đây là phương tiện thông minh để chủ cửa hàng có thể quản lý hoạt động kinh doanh, tiến hành đo lường và hạn chế xảy ra tình trạng thất thoát. Chi phí để mua phần mềm quản lý hoạt động bán hàng chỉ từ 200.000 đồng/tháng.
Chi phí nhập hàng và lưu động
Khoản phí này chắc chắn bạn phải có, nó dao động từ 50 – 500 triệu đồng tùy quy mô từng cửa hàng. Để tiết kiệm bạn phải tìm những nguồn hàng tốt, uy tín, hàng hóa tốt mới có thể sử dụng được dài lâu.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải có ngân sách dự phòng để ứng phó với những tình huống phát sinh có thể xảy ra, chẳng hạn: mua bổ sung trang thiết bị, decor thêm cho không gian,… Chi phí nhập hàng phụ thuộc vào loại sản phẩm và mối buôn mà bạn chọn. Nếu biết cách đàm phán bạn có thể nhận được mức giá rẻ hơn, chiết khấu tốt hơn và còn nhiều ưu đãi đặc biệt khác.
Chi phí đóng gói và vận chuyển
Giao hàng trở thành một mắt xích vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các cửa hàng có kết hợp kinh doanh online. Do đó, chủ cửa hàng nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng đơn vị giao hàng để hợp tác.
Song song với đó, bạn nên dự trù trước tiền đóng gói hàng hóa (bao bì, nhãn mác, các vật để chèn như túi khí, bóng xốp,…) và cước phí vận chuyển (nội thành – ngoại thành, trong nước – ngoài nước).
Hiện nay có rất nhiều đơn vị giao hàng giá rẻ và nhanh chóng như: Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng Nhanh, T&T,… bạn có thể tham khảo thêm.
Chi phí làm giấy phép kinh doanh
Xin giấy phép kinh doanh là điều không thể thiếu trước khi mở các loại hình kinh doanh nói chung và cửa hàng sữa nói riêng. Thông thường, bạn sẽ tốn từ vài trăm nghìn đồng để làm giấy phép, con số này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào việc bạn đăng ký kinh doanh hộ cá thể hay doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn làm gấp chi phí này có thể tăng lên.
Chính vì thế, chủ kinh doanh nên có kế hoạch xin giấy phép từ sớm để chủ động trong việc chuẩn bị và góp phần tiết kiệm chi phí thay vì đợi tới ngày cửa hàng bắt đầu đi vào hoạt động mới làm các thủ tục để xin giấy phép.
Chi phí nộp thuế
Khi kinh doanh, chủ cửa hàng có trách nhiệm phải đóng rất nhiều loại thuế khác nhau, bao gồm: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế không thường xuyên. Đây là nghĩa vụ và trách nhiệm mà bạn phải thực hiện.
Do đó, chủ kinh doanh hãy thực hiện đầy đủ, kịp thời các loại thuế để hoạt động của cửa hàng luôn diễn ra thông suốt. Bởi nếu nộp thuế chậm, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đóng thêm một khoản tiền phạt khá lớn.
Chi phí thuê nhân viên
Nếu cần thuê nhân viên, bạn cũng phải dự trù một khoản chi phí để trả lương và các khoản chi phí khác như tiền đồng phục, phụ phí xăng xe, điện thoại cho họ ngay từ đầu. Một số cách để tối ưu chi phí nhân sự hiệu quả khi mở cửa hàng sữa đó là: thuê đúng người, tự động hóa quy trình và ưu tiên đào tạo.
- Đầu tiên, chủ cửa hàng cần tìm kiếm và lựa chọn đúng người làm việc tại cửa hàng sữa. Đó là những người làm việc có khả năng và có trách nhiệm. Nhân sự chất lượng sẽ giúp bạn tối tiết kiệm thời gian, công sức cho việc đào tạo và tránh trường hợp phải liên tục tuyển dụng để tìm kiếm người thay thế khi nhân sự không đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Thứ hai, những tính năng ưu việt của phần mềm sẽ tạo điều kiện cho việc vận hành cửa hàng tốt hơn. Một nhân viên khi sử dụng phần mềm có thể đảm đương được khối lượng công việc của nhiều người so với cách làm truyền thống.
- Thứ ba, việc đào tạo nhân viên kỹ lưỡng ngay từ ban đầu cũng quan trọng không kém trong việc tối ưu chi phí. Điều này sẽ góp phần làm tăng hiệu suất làm việc của nhân viên và tăng tỷ lệ nhân viên gắn bó lâu dài vì họ nhận thấy được định hướng công việc rõ ràng.
Chi phí khác
Phần chi phí khác mà bạn cần dự trù trước khi mở cửa hàng sữa, đó là: chi phí khai trương, các hoạt động marketing hay các chương trình khuyến mãi. Bạn nên tìm hiểu mức giá của các bên rồi đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mức ngân sách của mình.
Theo đó, chi phí marketing bao gồm chi phí chạy quảng cáo, chi phí in ấn poster, banner, tờ rơi, làm biển hiệu. Bên cạnh đó, một số cửa hàng triển khai chương trình giảm giá để thu hút khách hàng.
Chi phí cho hoạt động khai trương bao gồm: chi phí tiệc, trang trí, MC, âm thanh, ánh sáng, nhân sự hỗ trợ,… Về phần này bạn có thể liên hệ với các đơn vị tổ chức sự kiện để được hỗ trợ tốt nhất. Hầu hết các đơn vị đều có gói tổ chức trọn gói, vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm công sức và tiền bạc.
Mẹo tối ưu chi phí mở cửa hàng sữa
Chi phí là một bài toán khó đối với nhiều chủ cửa hàng sữa khi mở cửa hàng và cả trong thời gian vận hành. Vậy làm thế nào để tiết kiệm chi phí mà cửa hàng vẫn hoạt động hiệu quả? Tham khảo ngay ba mẹo dưới đây:
Dự trù chi phí
Dự trù chi phí là điều bắt buộc bạn phải thực hiện trước khi mở cửa hàng sữa mới. Việc này không chỉ giúp xác lập mức chi phí cho từng giai đoạn để lên kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý, từ đó hạn chế tình trạng phát sinh chi phí về sau.
Đồng thời, dự trù chi phí cũng giúp bạn chuẩn bị tốt mức chi phí dự phòng. Trong trường hợp có những chi phí phát sinh nằm ngoài dự kiến bạn vẫn có thể chủ động chi trả cho từng hạng mục mà không bị rơi vào thế bị động.
Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp
Đây là một kinh nghiệm xương máu cho những ai đã đang và sẽ mở cửa hàng kinh doanh nói chung vừa mở cửa hàng sữa nói riêng. Bạn cần có một chiến lược kinh doanh tốt, phù hợp với sản phẩm với các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và chi tiết được thực hiện một cách bài bản, rõ ràng.
Tuy nhiên, trước hết bạn cần xác định mô hình kinh doanh của mình bằng cách cân nhắc giữa mô hình kinh doanh offline truyền thống hay có kết hợp cả online.
Nhờ đó, bạn có thể tập trung thời gian, nguồn lực và tiền bạc vào những hoạt động cần thiết và cắt giảm cho những cái không cần thiết. Sau từng giai đoạn, bạn nên có bước kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp.
Đây là hình thức được nhiều người triển khai ở thời điểm hiện tại. Phát triển song song cả hai cái sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận đông đảo người tiêu dùng hơn, hiệu quả kinh doanh cũng tốt hơn.
Theo đó, người tiêu dùng có thể tìm kiếm cửa hàng của bạn trên các trang web, sàn thương mại điện tử để mua hàng hoặc nhận tư vấn trước về sản phẩm rồi tới trực tiếp cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm.
Lựa chọn đơn vị thiết kế và xây dựng uy tín
Thiết kế và xây dựng cửa hàng là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình mở cửa hàng mới. Một đơn vị thầu có trách nhiệm, uy tín và giàu kinh nghiệm sẽ góp phần giúp bạn đảm bảo về mặt chất lượng, tính thẩm mỹ, tuổi thọ của công trình. Về lâu dài, đây là điều kiện quan trọng để giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Trên thị trường hiện nay cũng còn rất nhiều đơn vị làm việc cẩu thả, vì mục đích trục lợi là chính. Do đó, bạn cần cẩn trọng hơn trong quá trình lựa chọn.
Nếu bạn đang phân vân chưa biết hợp tác với đội ngũ nào có thể tham khảo Trà Vinh GC. Công ty đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và triển khai thành công nhiều dự án như: cửa hàng mẹ và bé, nhà thuốc, siêu thị, cửa hàng, văn phòng, nhà ở,…
Con số hơn 2000 siêu thị đã bàn giao trong 5 năm qua, cùng với các giải thưởng: “Doanh nghiệp tiêu biểu” do chi cục Thuế của Quận Tân Bình trao tặng hay giải thưởng “Đối tác vàng” của Tập đoàn Thế Giới Di Động MWG; đối tác chiến lược của các thương hiệu chuỗi Kingfoodmart, Yody, Tokyolife,… phần nào chứng minh được năng lực của đơn vị.
Bên cạnh đó, Trà Vinh GC còn có hệ thống nhân lực hoạt động rộng khắp tại 63 tỉnh thành với khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu thi công và luôn cố gắng đồng hành cùng khách hàng từ bước khảo sát mặt bằng cho tới bước hoàn thiện, sửa chữa, bảo trì.
Tổng kết
Vừa rồi là một số thông tin về việc mở cửa hàng sữa bao gồm mức vốn cần thiết và cách để tối ưu chi phí. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra, để cập nhật thêm tin tức thú vị về lĩnh vực xây dựng, mời bạn tiếp tục theo dõi Trà Vinh GC tại chuyên mục Góc chia sẻ nhé!